Sơ đồ tổ chức công ty
Chúng tôi luôn biết rằng giá trị của công ty cống hiến cho xã hội chính là Nguồn nhân lực – là con người. Môi trường Việt tiến đã có đội ngũ quản lý được đào tạo chính quy, có nhiều kinh nghiệm và tư duy sáng tạo cao. Con người tại Môi trường Việt Tiến có lối tư duy chặt chẽ và logic, cùng với đó là tinh thần đoàn kết và truyền thống văn hóa, thì chắc chắn trong khoảng thời gian không xa, Môi trường Việt Tiến sẽ trở thành doạnh nghiệp số 1 trong lĩnh vực xử lý chất thải – rác thải tại thị trường khu vực nói riêng và toàn Việt Nam nói chung. Sơ đồ tổ chức của Việt Tiến bao gồm:
1. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Chủ tịch hội đồng thành viên là người có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết định những vẫn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Chủ tịch hội đồng thành viên thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Công ty.
2. GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
– Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
– Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
– Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
– Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
– Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
– Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
– Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
– Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
– Tuyển dụng lao động;
– Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc ký với công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
3. PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
– Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và định hướng chiến lược chung cho công ty
– Đưa ra mục tiêu, hướng phát triển và chiến lược của công ty.
– Điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của công ty.
– Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, hướng phát triển và tăng trưởng của của công ty.
– Đảm bảo đạt được các mục tiêu hiện tại và tương lai của công ty như mong đợi của ban giám đốc về tăng trưởng doanh số, lợi nhuận, phát triển nhân tài và các hoạt động khác.
– Điều hành các Phòng/Ban Công ty để xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cho từng bộ phận đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của Công ty.
– Thiết lập và duy trì mối quan hệ đối nội, đối ngoại liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh
– Xây dựng kế hoạch nhân sự, nguồn nhân sự dài và ngắn hạn; trực tiếp tham gia tuyển dụng nhân sự cho công ty.
-Xây dựng cơ chế lương, khen thưởng phù hợp với chiến lược và mục tiêu của Công ty.
-Định kỳ theo dõi kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
– Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện hệ thống báo cáo đối với Giám đốc điều hành cho Ban điều hành theo quy định của công ty.
4. PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
– Phó Giám đốc Kinh doanh kỹ thuật môi trường được Giám đốc uỷ quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về phần việc được phân công.
– Phó Giám đốc kinh doanh – kỹ thuật được Giám đốc phân công chịu trách nhiệm phối hợp, điều hoà kế hoạch sản xuất – kinh doanh của công ty; hướng dẫn và kiểm tra các xí nghiệp trong các mặt: thiết kế, kỹ thuật, quy trình công nghệ của các mặt hàng, sản phẩm theo hợp đồng kinh tế mà Công ty đã ký kết với khách hàng, tình hình sử dụng vốn, sổ sách kế toán và các chứng từ kinh tế.
– Phó Giám đốc kinh doanh – kỹ thuật có trách nhiệm nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đề xuất các quy trình công nghệ mới, để đề ra chính sách tiếp thị ,tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất – kinh doanh thường kỳ cho Giám đốc.
5. PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
– Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực định kỳ năm, quý, tháng.
– Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến lược của công ty.
– Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.
– Tổ chức và thực hiện công tác hành chánh theo chức năng nhiệm vụ và theo yêu cầu của Ban Giám đốc.
– Xây dựng các quy định, lập kế hoạch liên quan đến việc sử dụng tài sản, trang thiết bị của công ty.
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức, giám sát việc thực hiện về an tinh trật tư, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.
-Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty – các bộ phận và tổ chức thực hiện. Đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Công ty.Xây dựng hệ thống các qui chế, qui trình, qui định cho Công ty và giám sát việc chấp hành các nội qui đó.
– Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa BGĐ và Người lao động trong Công ty. Hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về công tác đào tạo nhân viên, cách thức tuyển dụng nhân sự… Hỗ trợ các bộ phận liên quan về công tác hành chánh.
6. PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
– Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.
– Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất – kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của công ty.
– Theo dõi công nợ của công ty,phản ánh và đề xuất kế hoạch thu , chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác .
– Thực hiện quyết toán quý ,6 tháng , năm đúng tiến độ và tham gia cùng với phòng nghiệp vụ của công ty để hoặch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc , giúp cho ban giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn , biết rõ số lới.
– Quản lý, điều hành hoạt động của Phòng Kế toán theo quy chế của Phòng, quy chế của công ty và theo quy định của Pháp luật.
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
7. BAN KHO VÀ BỘ PHẬN ĐIỀU XE
7.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban kho
– Thực hiện triển khai bán hàng để đạt doanh thu theo mục tiêu ban giám đốc đưa ra.
– Quản lý hàng hóa. Nhập xuất hàng hóa, điều phối hàng hóa cho công ty
– Tham mưu đề xuất cho BGĐ để xử lý các công tác có liên quan đến họat động kinh doanh của công ty.
– Tham gia tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn nhân sự thuộc bộ phận mình phụ trách.
– Kiểm tra giám sát công việc của nhân viên thuộc bộ phận mình, quyết định khen thưởng, kỷ luật nhân viên thuộc bộ phận.
– Nhiệm vụ:
+Thực hiện ra chỉ tiêu doanh thu hằng tháng, phân bổ chỉ tiêu cho các kênh bán hàng. Theo dõi thực tế bán hàng so với chỉ tiêu thực tế.
+Theo dõi hàng hóa xuất nhập, điều phối hàng trong tuần, tháng. Lập sổ sách theo dõi số lượng tồn hằng ngày.
+ So sánh đối chiếu doanh thu thực tế với doanh thu theo chỉ tiêu. Tìm ra nguyên nhân tăng giảm doanh thu so với kế họach đưa ra hướng khắc phục kịp thời.
+Quản lý, giám sát công nhân phân loại
7.2. Nhiệm vụ quyền hạn của bộ phận điều xe
– Quản lý, điều động trực tiếp nhân viên lái xe đi lấy hàng tại các công ty đối tác
– Kiểm soát các chi phí khi thanh quyết toán của nhân viên lái xe trước khi trình Trưởng phòng ký;
– Quản lý, lập kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa xe
8. PHÒNG KINH DOANH
– Tham mưu cho Ban Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề, đúng pháp luật, mang lại hiệu quả cao.
– Xây dựng chiến lược kinh doanh chung của Công ty theo từng giai đoạn: Ngắn hạn – Trung hạn – Dài hạn; công tác tài chính – ngân hàng.
– Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm
– Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận khác nhằm mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ cao.
– Có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh
– Nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh
– Lập báo cáo thống kê, phân tích, đánh giá, nhận xét tình hình sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực trong các kỳ họp giao ban hoặc họp đột xuất
– Tổng hợp, phân tích số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên, liên kết; tình hình đầu tư tài chính của Công ty.
– Làm các thủ tục thành lập, giải thể, sáp nhập, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty, đúng theo luật định.
9. PHÒNG KỸ THUẬT-MÔI TRƯỜNG
– Tham mưu cho Tổng giám đốc về: Công tác kỹ thuật điện, cơ khí, sửa chữa, Kiểm tra giám sát; Quản lý nghiệp vụ.
– Xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy trình công nghệ các loại công việc, dịch vụ, nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm của Công ty để nâng cao chất lượng và hạ giá thành; Giám định kỹ thuật thiết bị phương tiện vận chuyển xe, các phương tiện kỹ thuật khác; Xây dựng và quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật;
– Theo dõi, tổng hợp và thực hiện các đề tài sáng kiến, cải tiến, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; Tham mưu cho lãnh đạo trong việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề, thi nâng bậc, thi tay nghề giỏi, tập huấn cho công nhân về an toàn lao động;
– Lập kế hoạch sửa chữa các loại phương tiện tài sản; Quản lý, cấp phát vật tư, theo dõi tiến độ sửa chữa, kiểm tra chất lượng sửa chữa phương tiện cơ giới, thô sơ và các tài sản khác.
10. CÁC BAN AN TOÀN
10.1. Ban An toàn vệ sinh lao động
– Ban an toàn vệ sinh lao động gồm:06 người; có 01 Trưởng ban, 01 Phó ban và 04 Ủy viên
– Ban An toàn vệ sinh lao động có chức năng nhiệm vụ:
+ Thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ Quy tắc an toàn, trang bị bảo hộ lao động của tất cả công nhân viên làm việc tại công ty.
+ Đưa ra hình thức kỷ luật đối với những người vi phạm dựa trên ISO 14001 và OHSAS 18001 và các nguyên tắc, quy tắc, nội quy của công ty.
+ Báo cáo đề xuất lên ban lãnh đạo về lĩnh vực an toàn lao động.
10.2. Mạng lưới An toàn Vệ sinh viên
– Đôn đốc và kiểm tra, giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn và vệ sinh lao động trong sản xuất , bảo quản các thiết bị an toàn và sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân, nhắc nhở công nhân chấp hành các chế độ về BHLĐ, hướng dẫn các biện pháp làm việc an toàn đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến làm việc ở tổ.
– Tham gia góp ý với quản lý trong việc đề xuất kế hoạch bảo hộ lao động, các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện làm việc .
– Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện các chế độ về BHLĐ, biện pháp đảm bảo an toàn , vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc .
10.3. Đội sơ cấp cứu lao động tại chỗ
– Đội sơ cấp cứu lao động tại chỗ gồm 10 người: 01 đội trưởng; 01 đội phó và 08 đội viên
– Đội sơ cấp cứu có chức năng nhiệm vụ sau:
+ Thực hiện tốt công tác sơ cấp cứu lao động tại nơi làm việc
+ Phối hợp tốt với trạm y tế để hoành thành tốt nhiệm vụ cấp cứu.
+ Báo cáo kịp thời về Ban chỉ đạo phòng chống các tình huống khẩn cấp cần tăng cường nhân lực phục vụ cho quá trình cấp cứu
+ Tham gia học tập, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ về các kỹ thuật cấp cứu theo quy định.
+ Thường xuyên kiểm tra việc cấp phát thuốc, trang bị thuốc và các thiết bị y tế tại nơi làm việc.
10.4. Ban ứng phó sự cố cứu nạn cứu hộ
10.5. Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy
+ Chỉ đạo đội PCCC cơ sở tổ chức các hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tuyên truyền huấn luyện nghiệp vụ PCCC, lập và thực tập phương án chữa cháy của cơ sở, quản lý các trang thiết bị PCCC, dự trù kinh phí cho các hoạt động PCCC hàng năm.
+Tổ chức tham gia các hoạt động về PCCC khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
+Chỉ đạo việc đề xuất ban hành các văn bản quy định về PCCC của cơ sở, tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ quản lý hoạt động về PCCC của cơ sở theo quy định.
+Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết các hoạt động về PCCC của cơ sở, kiểm tra đôn đốc việc chấp hành các quy định về PCCC, khen thưởng, kỷ luật các trường hợp vi phạm các quy định về PCCC.
10.6. Ban ISO
-Trưởng ban, Phó ban, Thư ký ban, các thành viên và tổ giúp việc của Ban ISO thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
-Chủ trì tổ chức các khóa đào tạo cần thiết trong quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống.
-Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ, các cuộc họp xem xét của lãnh đạo để liên tục cải tiến hệ thống.
– Báo cáo đề xuất lên ban lãnh đạo phương án cải thiện, duy trì phù hợp với hoạt động công ty.