Trạm xử lý nước công xuất 500m3/ngày đêm

 

 

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

1. Dòng thải chứa nước thải lẫn dầu mỡ

Nước thải này phát sinh từ công đoạn tẩy rửa kim loại dính dầu mỡ, các hoạt động tái chế dầu thải, gia công cơ khí, súc rửa bồn chứa dầu, vệ sinh máy móc thiết bị... Nước thải lẫn dầu mỡ được cơ vận chuyển bằng xe chuyên dụng và xả vào bể chứa riêng biệt. Tại đây nước thải được bơm đến cụm bể hóa lý 01, bao gồm các bể:

Bể phản ứng 1.1:

-         Chức năng: Điều chỉnh pH của nước thải về giá trị tối ưu cho phản ứng xảy ra; Oxy hóa để phá hủy trạng thái nhũ tương giữa dầu mỡ với nước nhằm tạo sự phân ly thành lớp dầu mỡ với nước thải.

-         pH trong bể phản ứng 1.1 được đo và kiểm soát bởi bộ đo pH tự động.

-         Phản ứng oxy hóa khử được kiểm soát bởi bộ đo ORP.

-         Hóa chất bổ sung bao gồm: FeCl3, KMnO4 hoặc Ca(OCl)2, NaOH, H2SO4.

-         Nước thải sau khi qua bể phản ứng 1.1 được dẫn sang bể keo tụ 1.1.

Bể keo tụ 1.1

-         Chức năng: Keo tụ các hạt cặn có kích thước nhỏ thành hạt cặn có kích thước lớn hơn. Bằng việc cấp dung dịch PAC 5% vào nước thải để giải phải các ion Al3+. Ion Al3+ sau khi giải phóng sẽ trung hòa điện tích các hạt huyền phù. Khi mất điện tích, các hạt huyền phù có thể liên kết với nhau và bám trên bề mặt nhôm hydroxyt Al(OH)3 tạo thành bông cặn có kích thước lớn lớn để thuận tiện cho giai đoạn xử lý tiếp théo.

-         Dung dịch cấp vào bể kẹo tụ 1.1 được định lượng bởi bơm định lượng hóa chất, liều lượng PAC cấp được xác định thông qua thực nghiệm.

-         Nước sau thải sau khi qua bể keo tụ 1.1 được dấn sang bể tạo bông 1.1

Bể tạo bộng 1.1

-         Chức năng: Tạo bông các hạt cặn được hình thành từ bể keo tụ 1.1 bằng hóa chất A – Polymer. Khi có thêm polymer, hầu hết các kết tủa này sẽ bám trên mạch của phân tử polymer, tạo ra những bông cặn có kích thước lớn, có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường

-         Dung dịch Polymer cấp vào bể tạo bông được định lượng bởi bơm định lượng hóa chất, liều lượng Polymer cấp được xác định thông qua thực nghiệm.

Bể tuyển nổi

-         Chức năng: Dựa trên nguyên lý trọng lực để loại bỏ các chất ô nhiễm có tỷ trọng thấp hơn nước ra khỏi nước thải. Theo đó, dầu mỡ sau bị tách phân ly khỏi nước ở công đoạn xử lý phía trước sẽ nổi lên trên mặt nước, dưới sự hỗ trợ của Máy tạo bọt khí bão hòa thì các phân từ Dầu sẽ bám vào các bọt khí để nổi hoàn toàn lên trên mặt bể, sau đó dầu được gạt ra khỏi mặt bể bằng bộ gạt bùn tự động. Dầu cặn thu được từ bể tuyển nổi được chứa tại thùng chứa riêng biệt và định kỳ măng đi tiêu hủy bằng lò đốt chuyên dung. Nước sau khi tách dầu được dẫn bằng tự chảy sang bể keo tụ 2.1 để tiếp tục loại bỏ các hạt cặn có tỷ trọng lớn.

-         Thành phần nước thải chứa dầu và dung môi hữu cơ sau khi qua bể tuyển nổi

Chỉ tiêu

Đơn vị

Hàm lượng chất ô nhiễm sau khi qua bể tuyển nổi

Quy chuẩn xả thải

Mức A QCVN 40:2011

Ghi chú

Tổng dầu mỡ khoáng

mg/l

< 10 mg/l

5 mg/l

Hàm lượng dầu mỡ còn lại tiếp tục được xử lý ở bể vi sinh.

Bể keo tụ 2.1.

-         Chức năng: Keo tụ các hạt cặn có tỷ trọng lớn còn lại trong nước thải sau khi qua bể tuyển nổi thành các hạt cặn có kích thước lớn hơn. Hóa chất bổ sung là dung dịch PAC 5%, liều lượng PAC cấp được xác định theo thực tế thông qua thí nghiệm Jatest.

-         Nước thải sau khi qua bể keo tụ 2.1 được dẫn sang bể tạo bông 2.1.

Bể tạo bông 2.1.

-         Chức năng: Tạo bông các hạt cặn được hình thành từ bể keo tụ 2.1 bằng hóa chất Polymer. Liều lượng hóa chất Polymer được xác định theo thực tế thông qua thí nghiệm Jatest.

-         Nước sau khi qua bể tạo bông 2.1 được dẫn sang bể lắng hóa lý 2.1.

Bể lắng hóa lý 2.1

-         Chức năng: Tạo thời gian lưu cần thiết để dưới tác dụng của trọng lực, bông cặn hình thành từ bể tạo bông 1.2 lắng xuống đáy bể. Nước sau khi tách cặn được dẫn sang bể chứa Dòng thải sinh hoạt, hữu cơ để tiếp tục quá trình loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan còn lại trong nước thải. Bùn cặn thu được dưới đáy bể định kỳ được xả tự động bằng van bướm khí nén về bể chứa bùn của trạm xử lý.

-         Thành phần nước thải chứa dầu và dung môi hữu cơ sau khi qua bể lắng hóa lý 2.1

Chỉ tiêu

Đơn vị

Hàm lượng chất ô nhiễm sau khi qua bê lắng 2.1

Quy chuẩn xả thải

Mức A QCVN 40:2011

Ghi chú

pH

-

7.5 – 8.5

6 - 9

Điều chỉnh tiếp ở bể trung hòa pH

BOD

Mg/l

< 2000

30

Xử lý tiếp ở giai sau

COD

Mg/l

< 5000

75

TSS

Mg/l

< 500

50

2. Dòng thải chứa dung môi hữu cơ

Tương tự như dòng thải lẫn dầu mỡ. Dòng thải chứa dung môi hữu cơ cũng được xe chuyên dụng thu gom và đổ vào bể riêng biệt. Nước thải, sau đó được bơm lên bể Phản ứng 1.1 để oxy hóa các hợp chất hữu cơ, đồng thời tạo phân ly giữa dung môi hữu cơ và nước thải.

-         Hóa chất bổ sung là dung dịch KMnO4 hoặc Ca(OCl)2, NaOH, H2SO4.

-         Nước sau khi qua bể phản ứng 1.1 tiếp tục được đưa sang bể Keo tụ 1.1, bể tạo bông 1.1, bể tuyển nổi ... tương tự dòng thải chứa dầu mỡ.

Cấp hóa chất cho quá trình phản ứng bằng bơm định lượng hóa chất, liều lượng hóa chất sử dụng được xác định bằng thực tế thông qua thí nghiệm Jatest.

3. Dòng thải chứa Axit, kiềm

-         Tương tự như các dòng thải khác, dòng thải loại này cũng được thu gom bởi xe chuyên dụng và đổ vào bể chứa riêng biệt. Trong đó: Với nước thải chứa kiềm ngoài đặc trưng pH cao thì còn một phần dầu mỡ dạng hòa tan, do đó cần sử dụng chất oxy hóa mạnh để xử lý các chất trên. Với nước thải chứa axit ngoài đặc trưng pH thấp thì thực tế thường đi kèm với các muối kim loại khác nhau: Fe2+, Cu2+, … Các ion này sẽ kết hợp với OH-  tạo thành hidro xít kết tủa.

-         Tại bể chứa 2 loại dòng thải chứa kiềm và axit trung hòa nhau theo phản ứng: H+ + OH- = H2O. Tuy nhiên, tùy theo lượng nước thải chứa kiềm và axit được thu gom về bể chứa mà pH trong nước thải có thể không trung hòa hết, điều này khiến pH trong bể có thể vẫn còn rất cao hoặc rất thấp. Để thuận lợi cho công đoạn xử lý tiếp sau, tại bể chứa sẽ được bổ sung thêm dung dịch sữa vôi hoặc dung dịch H2SO4. Điều khiển bơm cấp dung dịch sữa vôi và bơm cấp dung dịch H2SO4 được thực hiện bởi bộ đo và kiểm soát pH tự động.

-         Nước thải tại bể chứa sau khi điều chỉnh pH được bơm tự động lên cụm bể hóa lý 02, bao gồm các bể:

Bể phản ứng 2.1:

-         Chức năng: Điều chỉnh pH của nước thải về giá trị tối ưu cho phản ứng xảy ra; Oxy hóa bậc 1 hoặc khử các hợp chất có trong nước thải.

-         Tùy theo thành phần các chất có trong nước thải mà hóa chất bổ sung tại bể Phản ứng 2.1 có thể là: Dung dịch NaOH, NaHSO3, H2SO4, Ca(OCl)2.

-         pH trong bể phản ứng 2.1 được đo và kiểm soát bởi bộ đo pH tự động.

-         Phản ứng oxy hóa khử được kiểm soát bởi bộ đo ORP.

-         Nước thải sau khi qua bể phản ứng 2.1 được dẫn sang bể phản ứng 2.2.

Bể phản ứng 2.2.

-         Chức năng: Điều chỉnh pH và oxy hóa bậc 2 các hợp chất có trong nước thải.

-         Hóa chất bổ sung cho bể phản ứng 2.2 là dung dịch H2SO4 và Ca(OCl)2.

-         pH trong bể phản ứng 2.2 được đo và kiểm soát bởi bộ đo pH tự động.

-         Phản ứng oxy hóa khử được kiểm soát bởi bộ đo ORP.

-         Nước sau thải sau khi qua bể phản ứng 2.2 được dấn sang bể phản ứng 2.3.

Bể phản ứng 2.3.

-         Chức năng: Điều chỉnh pH để kết tủa các ion kim loại có trong nước thải, trung hòa hóa chất oxy hóa dư trong nước thải.

-         Hóa chất bổ sung cho bể phản ứng 2.3 là dung dịch Na2S và NaOH

-         pH trong bể phản ứng 2.3 được đo và kiểm soát bởi bộ đo pH tự động.

-         Phản ứng oxy hóa khử được kiểm soát bởi bộ đo ORP.

-         Nước sau thải sau khi qua bể phản ứng 2.3 được dấn sang bể keo tụ 2.1

Bể keo tụ 2.1

-         Chức năng: Keo tụ các hạt cặn có kích thước nhỏ thành hạt cặn có kích thước lớn hơn. Bằng việc cấp dung dịch PAC 5% vào nước thải để giải phải các ion Al3+. Ion Al3+ sau khi giải phóng sẽ trung hòa điện tích các hạt huyền phù. Khi mất điện tích, các hạt huyền phù có thể liên kết với nhau và bám trên bề mặt nhôm hydroxyt Al(OH)3 tạo thành bông cặn có kích thước lớn lớn để thuận tiện cho giai đoạn xử lý tiếp théo.

-         Dung dịch cấp vào bể kẹo tụ 2.1 được định lượng bởi bơm định lượng hóa chất, liều lượng PAC cấp được xác định thông qua thực nghiệm.

-         Nước sau thải sau khi qua bể keo tụ 2.1 được dấn sang bể tạo bông 2.1

Bể tạo bông 2.1

-          Chức năng: Tạo bông các hạt cặn được hình thành từ bể keo tụ 2.1 bằng hóa chất Polymer. Khi có thêm polymer, hầu hết các kết tủa này sẽ bám trên mạch của phân tử polymer, tạo ra những bông cặn có kích thước lớn, có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường

-          Dung dịch Polymer cấp vào bể tạo bông được định lượng bởi bơm định lượng hóa chất, liều lượng Polymer cấp được xác định thông qua thực nghiệm.

Bể lắng hóa lý 2.1

-         Chức năng: Tạo thời gian lưu cần thiết để dưới tác dụng của trọng lực, bông cặn hình thành từ bể tạo bông 2.1 lắng xuống đáy bể. Nước sau khi tách cặn được dẫn sang bể chứa Dòng thải sinh hoạt, hữu cơ để tiếp tục quá trình loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan còn lại trong nước thải. Bùn cặn thu được dưới đáy bể định kỳ được xả tự động bằng van bướm khí nén về bể chứa bùn của trạm xử lý.

-         Thành phần nước thải chứa axit, kiềm sau khi qua bể lắng hóa lý 2.1

Chỉ tiêu

Đơn vị

Hàm lượng chất ô nhiễm sau khi qua bê lắng 2.1

Quy chuẩn xả thải

Mức A QCVN 40:2011

Ghi chú

pH

-

7.5 – 8.5

6 - 9

Điều chỉnh tiếp ở bể trung hòa pH

BOD

Mg/l

< 2000

30

Xử lý tiếp ở giai sau

COD

Mg/l

< 5000

75

TSS

Mg/l

< 500

50

Chì

Mg/l

< 1

0.1

Xử lý tiếp ở bể lọc và trao đổi ion

Asen

Mg/l

< 0.5

0.05

Cadimi

Mg/l

< 0.5

0.05

Crom (VI)

Mg/l

< 0.5

0.05

Crom (III)

Mg/l

2

0.2

Sắt

Mg/l

5

1

Đồng

Mg/l

5

2

Niken

Mg/l

1

0.2

 

4. Dòng thải chứa Xyanua, mực in

Tương tự như các dòng  thải khác, nước thải loại này khi thu gom về cũng được đổ bể riêng biệt. Từ bể chứa được bơm trực tiếp lên bể phản ứng 2.1 của cụm bể hóa lý 02. Cụ thể:

Bể phản ứng 2.1:

-         Chức năng: Điều chỉnh pH của nước thải về giá trị tối ưu cho phản ứng xảy ra, pH = 10 - 11; Oxy hóa bậc 1 các hợp chất trong mực in và CN- thành CNO- theo phản ứng

CN- + OCl- à OCN- + Cl-

-         Hóa chất bổ sung là dung dịch Ca(OCl)2 và dung dịch NaOH, H2SO4.

-         pH trong bể phản ứng 2.1 được đo và kiểm soát bởi bộ đo pH tự động.

-         Phản ứng oxy hóa khử được kiểm soát bởi bộ đo ORP.

-         Nước thải sau khi qua bể phản ứng 2.1 được dẫn sang bể phản ứng 2.3.

Bể phản ứng 2.2.

-         Chức năng: Điều chỉnh pH (pH = 5 – 8) và oxy hóa bậc 2 các hợp chất có trong mực in và CNO- thành N2 theo phản ứng.

OCN- + OCl- à  HCO3- + N2 + Cl-

-         Hóa chất bổ sung cho bể phản ứng 2.2 là dung dịch H2SO4 và Ca(OCl)2.

-         pH trong bể phản ứng 2.2 được đo và kiểm soát bởi bộ đo pH tự động.

-         Phản ứng oxy hóa khử được kiểm soát bởi bộ đo ORP.

-         Nước sau thải sau khi qua bể phản ứng 2.2 được dấn sang bể phản ứng 2.3.

Bể phản ứng 2.3.

-         Chức năng: Điều chỉnh pH để kết tủa các ion kim loại có trong nước thải, trung hòa hóa chất oxy hóa dư trong nước thải.

-         Hóa chất bổ sung cho bể phản ứng 2.3 là dung dịch Na2S và NaOH

-         pH trong bể phản ứng 2.3 được đo và kiểm soát bởi bộ đo pH tự động.

-         Phản ứng oxy hóa khử được kiểm soát bởi bộ đo ORP.

-         Nước sau thải sau khi qua bể phản ứng 2.3 được dấn sang bể keo tụ 2.1, bể tạo bông 2.1, bể lắng hóa lý 2.1 tương tự như dòng thải chứa Axit, kiềm.

-         Thành phần nước thải chứa Xyanua sau khi qua bể lắng hóa lý 2.1

Chỉ tiêu

Đơn vị

Hàm lượng chất ô nhiễm sau khi qua bê lắng 2.1

Quy chuẩn xả thải

Mức A QCVN 40:2011

Ghi chú

pH

-

7.5 – 8.5

6 - 9

Điều chỉnh tiếp ở bể trung hòa pH

CN

Mg/l

< 1

0.07

Xử lý tiếp ở bể vi sinh

 

5. Dòng thải chứa Kim loại, Crom

Tương tự như các dòng thải khác, nước thải loại này khi thu gom về cũng được đổ bể riêng biệt. Từ bể chứa được bơm trực tiếp lên bể phản ứng 2.1 của cụm bể hóa lý 02, cụ thể:

Bể phản ứng 2.1:

-         Chức năng: Điều chỉnh pH của nước thải về giá trị tối ưu cho phản ứng xảy ra (pH <3), khử Cr6+  thành Cr3+ theo phản ứng:

HSO3- + Cr2O72- + H2SO4 à Cr3+ + SO42- + 2H2O

-         Hóa chất bổ sung là dung dịch H2SO4, NaHCO3

-         pH trong bể phản ứng 2.1 được đo và kiểm soát bởi bộ đo pH tự động.

-         Phản ứng oxy hóa khử được kiểm soát bởi bộ đo ORP.

-         Nước thải sau khi qua bể phản ứng 2.1 được dẫn sang bể phản ứng 2.2.

Bể phản ứng 2.2.

-         Chức năng: Cho nước thải chảy qua sang bể phản ứng 2.3.

Bể phản ứng 2.3.

-         Chức năng: Điều chỉnh pH để kết tủa các ion kim loại có trong nước thải, trung hòa hóa chất oxy hóa dư trong nước thải theo phản ứng:

Cr3+ + OH- => Cr(OH)3

Fe3+ + OH- => Fe(OH)3

Pb2+ + OH-  => Pb(OH)2

Ni2+ + OH-  => Ni(OH)2

Cd2+ + OH-  => Cd(OH)2

-         Hóa chất bổ sung cho bể phản ứng 2.3 là dung dịch Na2S và NaOH

-         pH trong bể phản ứng 2.3 được đo và kiểm soát bởi bộ đo pH tự động.

-         Phản ứng oxy hóa khử được kiểm soát bởi bộ đo ORP.

Nước sau thải sau khi qua bể phản ứng 2.3 được dấn sang bể keo tụ 2.1, bể tạo bông 2.1, bể lắng hóa lý 2.1 tương tự như dòng thải chứa Axit, kiềm

-         Thành phần nước thải chứa kim loại, crom sau khi qua bể lắng hóa lý 2.1

Chỉ tiêu

Đơn vị

Hàm lượng chất ô nhiễm sau khi qua bê lắng 2.1

Quy chuẩn xả thải

Mức A QCVN 40:2011

Ghi chú

pH

-

7.5 – 8.5

6 - 9

Điều chỉnh tiếp ở bể trung hòa pH

BOD

Mg/l

< 2000

30

Xử lý tiếp ở giai sau

COD

Mg/l

< 5000

75

TSS

Mg/l

< 500

50

Chì

Mg/l

< 1

0.1

Xử lý tiếp ở bể lọc và trao đổi ion

Asen

Mg/l

< 0.5

0.05

Cadimi

Mg/l

< 0.5

0.05

Crom (VI)

Mg/l

< 0.5

0.05

Crom (III)

Mg/l

2

0.2

Sắt

Mg/l

5

1

Đồng

Mg/l

5

2

Niken

Mg/l

1

0.2

6. Dòng thải chung

Nước thải từ khâu vệ sinh xe, nhà xưởng, nước thải khác phát sinh từ hoạt động nhà máy, nước thải từ quá trình ép bùn được thu gom và đổ vào bể chứa chung. Từ bể chứa chung, nước thải được bơm tự động lên bể phản ứng 2.1, bể phản ứng 1.2.. tương tự như xử lý dòng thải chứa Axit, kiềm.

7. Bùn thải lòng

Tương tự như các dòng thải khác, bùn thải lỏng được thu gom từ nhà máy, cơ sở sản xuất về và bùn hình thành từ quá trình xử lý của trạm xử lý như: Bùn bể lắng hóa lý, bùn dư bể lắng vi sinh, bùn rửa ngược bồn lọc áp lực ... được đổ vào bể chứa riêng biệt. Từ bể chứa bùn, bùn được bơm tự động lên bể tạo bông bùn, hóa chất tạo bông là dung dịch Polymer. Từ bể tạo bông bùn, bùn được bơm vào máy ép bùn khung bản. Nước thu được từ máy ép bùn được đưa về bể chứa chung, bùn khô thu được sau ép bùn được thu gom đem thiêu đốt.

8. Dòng thải sinh hoạt, hữu cơ

Nước thải được thu gom từ các nhà máy, cơ sở sản xuất có chứ hàm lượng chất hữu cơ cao như COD, BOD, tổng N, Tổng P ...  nước thải sinh hoạt, nước thải từ khâu thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, nước thải từ các dòng thải khác sau khi đã xử lý hóa lý được được đổ về bể chứa sinh hoạt, hữu cơ riêng biệt. Từ bể chứa này, nước thải được bơm tự động lên bể trung hòa pH.

Bể trung hòa pH

-         Chức năng: Điều chỉnh và đưa pH của nước thải về mức trung tính, pH = 6,5 – 7,5 nhằm phù hợp cho quá trình xử lý bằng vi sinh ở công đoạn tiếp theo.

-         Hóa chất bổ sung là dung dịch dung dịch NaOH, H2SO4.

-         pH trong bể trung hòa được đo và kiểm soát bởi bộ đo pH tự động.

-         Nước thải sau khi qua bể trung hòa được dẫn vào bể kị khí.

Bể UASB

-         Chức năng: Chuyển hóa và phân hủy các hợp chất hữu cơ bằng vi sinh vật kị thông qua 04 giai đoạn: giai đoạn thủy phân (chuyển hóa protein thành các axit amin, cacbonhydrat và các chất hữu cơ mạch dài); giai đoạn acid hóa (sử dụng vi sinh vật lên men các chất hữu cơ hòa tan thành các acid béo dễ bay hơi); giai đoạn axetic hóa (sử dụng vi khuẩn axetic thành axit axetic, CO­2, H2O); giai đoạn metan hóa (chuyển hóa các sản phẩm của các giai đoạn trên thành khí metan, sinh khối mới, CO­2).

-         Nước thải sau khi qua bể kị khí có hàm lượng chất hữu cơ giảm đáng kể được dẫn bằng tự chảy sang bể thiếu khí.

-         Thành phần nước thải sau khi qua bể UASB

Chỉ tiêu

Đơn vị

Hàm lượng chất ô nhiễm sau khi qua bể UASB

Quy chuẩn xả thải
Mức A QCVN 40:2011

BOD

Mg/l

750

30

COD

Mg/l

1500

75

TSS

Mg/l

500

50

Tổng N

Mg/l

210

20

Bể thiếu khí

-         Chức năng: Bằng việc sử dụng các chủng vi sinh vật thiếu khí ở trạng thái lơ lửng. Bể lọc kị khí có chức năng thủy phân các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất hữu cơ đơn giản, xử lý một phần các hợp chất hữu cơ thành CO2, H2O, CH4, H2S, sinh khối mới. Loại bỏ NO3- có trong nước tuần hoàn từ bể lắng, bể hiếu khí 02 về bằng quy trình Khử nitrat ...

-         Tại bể thiếu khí, dung dịch Methanol có thể được xem xét để cấp thêm nhằm bổ sung thêm dinh dưỡng cho quá trình Khử nitrat.

-         Nước thải sau khi qua bể thiếu khí được dẫn bằng tự chảy sang bể hiếu khí 01.

Bể hiếu khí 01

-         Chức năng: Sử dụng các chủng vi sinh vật hiếu khí ở trạng thái lơ lửng (bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng) để loại bỏ các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Tại bể này, oxi được cung cấp vào bể thông qua bộ khếch tán khí dạng mịn đặt dưới đáy bể, hệ vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng oxi để phân hủy phần lớn các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, sản phẩm của quá trình phân hủy là các hợp chất hữu cơ đơn giản như CO2, H2O, NO3- …, và sinh khối mới.

-         Nước thải sau khi qua bể hiếu khí 01 được tiếp tục dẫn sang bể hiếu khí 02

Bể hiếu khí 02

-         Chức năng: Tương tự bể hiếu khí 01, bể hiếu khí 02 vẫn sử dụng các chủng vi sinh vật hiếu khí ở trạng thái lơ lửng (bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng) để loại bỏ các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Tuy nhiên, kích thước bể được điều chỉnh giảm so với bể hiếu khí 01 nhằm tằng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật và chất ô nhiễm, qua đó tăng hiệu quả xử lý của bể hiếu khí.

-         Nước thải sau khi qua bể hiếu khí 02 được dẫn sang bể lắng ly tâm.

Bể lắng ly tâm

-         Chức năng: Tạo thời gian lưu cần thiết để dưới tác dụng của trọng lực bùn cặn có trong nước thải và bùn hình thành từ quá trình xử lý các chất ô nhiễm sẽ lắng xuống đáy bể, nước sau lắng được đưa sang bể để bơm lên bồn lọc áp lực. Bùn thải thu được ở đáy bể lắng được dẫn về bể bơm bùn. Tại bể bơm bùn, một phần bùn sẽ được bơm hồi về bể thiếu khí nhằm giữ ổn định hàm lượng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí, lượng bùn dư được bơm về bể chứa bùn của trạm xử lý.

-         Thành phần nước thải sau khi qua bể lắng ly tâm:

Chỉ tiêu

Đơn vị

Hàm lượng chất ô nhiễm sau khi qua bể lắng ly tâm

Quy chuẩn xả thải
Mức A QCVN 40:2011

BOD

Mg/l

30

30

COD

Mg/l

210

75

TSS

Mg/l

100

50

Tổng N

Mg/l

20

20

Bể trung gian

-         Chức năng: Chứa nước thải sau khi qua bể lắng để bơm lên bể keo tụ 1.1.

Bể keo tụ 3.1

-         Chức năng: Tương tự như bể keo tụ 2.1 bể keo tụ 3.1 được sử dụng mục đích keo tụ nước thải sau quá trình xử lý sinh học, các chất ô nhiễm đã bị phân hủy tuy nhiên vẫn tồn tại trong nước dạng huyền phù. Sau khi qua bể keo tụ 3.1 nước thải chảy sang bể tạo bông 3.1

Bể tạo bộng 3.1

-         Chức năng: Tạo bông các hạt cặn được hình thành từ bể keo tụ 2.1 bằng hóa chất Polymer. Khi có thêm polymer, hầu hết các kết tủa này sẽ bám trên mạch của phân tử polymer, tạo ra những bông cặn có kích thước lớn, có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường

-         Dung dịch Polymer cấp vào bể tạo bông được định lượng bởi bơm định lượng hóa chất, liều lượng Polymer cấp được xác định thông qua thực nghiệm.

Bể lắng hóa lý 1.1

-            Chức năng: Tạo thời gian lưu cần thiết để dưới tác dụng của trọng lực, bông cặn hình thành từ bể tạo bông 3.1 lắng xuống đáy bể. Nước sau khi tách cặn được dẫn sang bể trung gian 02 để bơm cưỡng bức lên bồn lọc áp lực và cột trao đổi ion. Bùn cặn thu được dưới đáy bể định kỳ được xả tự động bằng van bướm khí nén về bể chứa bùn của trạm xử lý.

-         Thành phần nước thải sau khi qua bể lắng hóa lý 1.1.

Chỉ tiêu

Đơn vị

Hàm lượng chất ô nhiễm sau khi qua bể lắng hóa lý 1.1

Quy chuẩn xả thải
Mức A QCVN 40:2011

BOD

Mg/l

30

30

COD

Mg/l

75

75

TSS

Mg/l

75

50

Tổng N

Mg/l

20

20

Bồn lọc áp lực

-            Chức năng: Loại bỏ khỏi nước thải cặn lơ lửng còn lại trong nước thải sau khi qua bể lắng bằng biện pháp lọc áp lực qua lớp vật liệu cát.Trong quá trình lọc, nước thải đi từ trên xuống dưới, nước sau khi qua lớp vật liệu lọc được thu phía đáy bồn. Bùn cặn lưu trên lớp vật liệu lọc định kỳ được sục rửa để đưa về bể chứa bùn. Vật liệu lọc sử dụng bao gồm: Đá răm và cát thạch anh.

Hệ thống trao đổi ion (cation và anion)

-            Chức năng: Tách triệt để các ion (anion và cation) còn lại có trong nước thải trước khi xả ra môi trường dựa trên sự tương tác hoá học giữa ion trong pha lỏng và ion trong pha rắn .Trao đổi ion là một quá trình gồm các phản ứng hoá học đổi chỗ (phản ứng thế ) giữa các ion trong pha lỏng và các ion trong pha rắn (là nhựa trao đổi). Sự ưu tiên hấp thu của nhựa trao đổi dành cho các ion trong pha lỏng nhờ đó các ion trong pha lỏng dễ dàng thế chổ các ion có trên khung mang của nhựa trao đổi.

-            Hệ thống bao gồm 02 cột trao đổi Cation và anion hoạt động nối tiếp nhau.  Nước sau khi qua hệ thống trao đổi inon được bổ sung hóa chất khử trung và dẫn vào bể chứa nước thải sau xử lý.

-            Tùy theo hàm lượng các ion (anion và Cation) có trong nước thải trước khi dẫn vào hệ thống trao đổi Ion mà hệ thống trao đổi ion cần được tái sinh định kỳ. Hóa chất sử dụng để tái sinh vật liệu trao đổi ion là dung dịch HCl và NaOH. Nước thải thu được từ quá trình tái sinh được dẫn về bể chứa Axit, kiểm để tiếp tục quá trình xử lý trước khi thải ra môi trường.

-            Nước thải sau khi qua hệ thống trao đổi ion đảm bảo mức A QCVN 40:2011/BTNMT.

Bể chứa nước sau xử lý

-            Chức năng: Chứa nước đã xử lý và dự phòng sự cố. Trường hợp trạm xử lý bị sự cố, nước thải bể chứa sẽ được bơm ngược lại để xử lý triệt để các chất ô nhiễm trước khi thải ra ngoài môi trường.

Hệ thống điều khiển

-            Tủ điều khiển có chứa bộ điều khiển tự động PLC, nguồn, atomat và các cầu đấu Role trung gian để ghép nối giữa các thiết bị hiện trường và tủ động lực.

-            Trên cánh Tủ điều khiển có chứa các đèn báo trạng thái, atomat, công tắc trạng thái, nút dừng khẩn cấp và nút tắt chuông báo động.

-            Chức năng của tủ điều khiển là điều khiển các thiết bị hiện trường theo chu kỳ thời gian nhất định, và theo mực nước tại ngăn bể thu gom, bể điều hòa.

-            Ngoài ra, để linh hoạt trong quá trình vận hành trạm xử lý ứng với từng loại dòng thải khác nhau. Tủ điều khiển trạm xử lý sẽ được kết nối tới hệ thống giám sát điều khiển (Scada), đảm bảo tủ điều khiển luôn được theo dõi và giám sát vận hành 24/24.

-            Hệ thống bao gồm 2 chế độ điều khiển:

+                    Chế độ điều khiển bằng tay: Điều khiển trực tiếp thiết bị bằng công tắc ON/OFF

+                    Chế độ điều khiển tự động: Ở chế độ này, các thiết bị được điều khiển tự động theo chương trình đã lập trình trước. Người vận hành có thể thiết lập thông số điều khiển trên màn hình CD được gắn trên PLC.

-            Việc cảnh báo được thực hiện bằng đèn và chuông.

+                    Cảnh báo bằng đèn được sử dụng để báo hiệu chế độ hoạt động của đối tượng điều khiển, có hai chế độ cảnh bảo là ON/OFF: ON - đối tượng điều khiện đang ở chế độ hoạt động, OFF - đối tượng điều khiển đang ở chế độ ngừng hoạt động.

+                    Cảnh báo bằng chuông báo hiệu sự cố của các đối tượng điều khiển, có hai chế độ cảnh báo là ON/OFF: ON – Cảnh báo đối tượng điều khiển xảy ra sự cố (đang ở chế độ hoạt động nhưng thực thế không hoạt động). OFF – Đối tượng hoạt động bình thường.

Các loại hóa chất dùng trong quá trình xử lý:

1.       KMnO4 và Ca(ClO)2, H2O2 là các hóa chất oxi hóa mạnh, được dùng để oxi hóa các chất vô cơ và hữu cơ trong nước. KMnO4 thường ở dạng rắn, được sử dụng ở dạng dung dịch, pha trong bồn cấp hóa chất với nồng độ khoảng 20%.

2.       NaOH: Kiềm được sử dụng để điều chỉnh pH trong quá trình xử lý, được cung cấp ở dụng xút vảy có độ tinh khiết 99%. Xút vảy được chuẩn bị trước khi sử dụng ở dạng dung dịch, pha trong bồn pha chế với nồng độ 50 g/l.

3.       CaO: được sử dụng để điều chỉnh pH và trợ lắng. Vôi được hòa tại bể vôi nhờ máy khuấy, phần nước trong được dẫn sang bồn chứa trước khi bơm sang bể phản ứng.

4.       PAC: là hóa chất sử dụng trong quá trình trợ lắng, keo tụ. PAC được hòa trong bồn hóa chất với nồng động khoảng 10-15%.

5.       Polimer: Polime được sử dụng làm chất trợ đông tụ tạo thành bông bùn có kích thước lớn dễ lắng. Nồng độ pha khoảng 0.01-0.05%

6.       Na2SO3, Na2S: được sử dụng với vai trò là chất khử để xử lý dòng thải chứa Crom và sử dụng các dòng thải sử dụng chất oxy hóa để loại bỏ nồng độ chất oxy hóa dư. Na2S còn được sử dụng làm hóa chất kết tủa Sunfua trong trường hợp nước thải có chứa các kim loại như Đồng (Cu), Chì (Pb) và Thủy ngân (Hg) vì các muối sunfua của các kim loại này có độ hòa tan rất thấp.

7.       NaClO: Javen được sử dụng làm chất khử trùng đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn về vi sinh vật trước khi thải ra bên ngoài.

8.       FeCl3 được sử dụng làm chất đông keo tụ và kết tủa hydoxyt trong quá trình xử lý các kim loại nặng. Ngoài ra, FeCl3 còn dùng làm xúc tác trong phản ứng oxy hóa của fenton. FeCl3

9.       FeSO4 được sử dụng làm tác nhân khử Crôm (VI) thành Crôm (III).

     10.    H2SO4:  được sử dụng để điều chỉnh pH cho quá trình khử Crôm và điều chỉnh pH đối với các dòng thải có độ pH cao. Nồng độ H2SO4 sử dụng khoảng 20%. 

 

 Thông tin liên quan

 Hỗ trợ trực tuyến

Email
moitruongviettien@gmail.com
Hotline Tư vấn
022226 280 666 - 02223 624 399