Hệ thống hóa rắn công suất 1000 kg/h

    - Thuyết minh quy trình :

 

  1. Bùn thải vô cơ và tro xỉ (kg)
  1. Xi măng
  2. (kg)
  1. Đá dăm
  2. (kg)
  1. Cát
  2. (kg)
  1. Nước vôi
  2. (kg)
  1. 40-50%
  1. 30-40%
  1. 5%
  1. 10%
  1. 5%

 

 

  1. - Bùn thải từ các Công ty, cơ sở sản xuất bao gồm các loại bùn hữu cơ và bùn vô cơ được chứa trong bao bì hoặc trong các thùng phuy đậy kín và vận chuyển về nhà máy bằng xe tải chuyên dụng đảm bảo không bị rơi vãi hay rò gỉ trong quá trình vận chuyển. Đối với bùn thải sẽ được thiêu hủy bằng lò đốt CTNH, tro xỉ lò đốt được đưa đi hóa rắn.
  2. - Vật liệu sử dụng phổ biến nhất để đóng rắn là xi măng. Quá trình đóng rắn bằng xi măng là thích hợp nhất với chất thải vô cơ đặc biệt là các chất thải có chứa kim loại nặng. Vì xi măng có độ pH cao nên các kim loại nặng được giữ lại dưới dạng hydroxit hoặc muối cacbonat.
  3. - Quá trình đóng rắn bùn thải thường phải dùng thêm sữa vôi Ca(OH)2. Ngoài ra sữa vôi còn được dùng để tăng pH của vùng thải có tính axit. Vôi kèm với xỉ than hay được dùng đóng rắn các bùn thải kim loại. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng xỉ than và vôi có thể làm ổn định As, Cd, Cr... Trong bùn thải khi sử dụng xỉ than để đóng rắn chất thải, carbon không cháy trong xỉ có thể hấp thụ cac chất hữu cơ trong chất thải, do vậy xỉ than còn có tác dụng tốt để đóng rắn cả chất hữu cơ và vô cơ.
  4. Quy trình đóng rắn gồm có hai công đoạn:
  5. * Công đoạn phối trộn
  6. - Hỗn hợp chât thải và các phụ gia (cát, xi măng, đá dăm) được cho vào gầu cấp liệu, sau đó gầu cấp liệu được nâng theo dây chuyền tự động. Hỗn hợp chất thải và phụ gia được chuyển đến máy đảo trộn đa năng chuyên dụng, máy đảo trộn đa năng có nhiệm vụ đảo trộn hỗn hợp đồng nhất các chất thải và phụ gia (cát, xi măng, đá dăm, nước vôi) với nhau tạo thành hỗn hợp dạng sệt đáp ứng được công đoạn ép gạch. Sau khi đảo trộn hỗn hợp đạt sẽ được chuyển đến công đoạn ép gạch theo băng tải tự động.
  7. *Công đoạn ép gạch:
  8. -  Máy ép gạch thủy lực chuyên dụng có chức năng ép hỗn hợp trên thành gạch block.
  9. -  Tùy theo yêu cầu sử dụng mà có thể thay đổi định hình khuôn ép gạch để tạo ra các sản phẩm gạch block với mẫu mã đa dạng và ứng dụng phù hợp theo thực tế
  10. -  Gạch sau khi ép được xe xúc cầm tay chuyên dụng vận chuyển đến khu vực lưu chứa sản phẩm,
  11. -  Thực hiện phối trộn, kết hợp với cát, xi măng, chất phụ gia tạo thành khối đồng nhất thành viên có kích thước 10cm x 20cm x 5cm.
  12. -   Gạch sau hóa rắn đạt QCVN 07:2009/BTNMT được sử dụng làm vật liệu xây dựng. Gạch block sử dụng làm vật liệu xây dựng được ghi chép nhật ký, khối lượng sử dụng.
  13. -  Hệ thống hoá rắn: định kỳ 1 tuần/lần kiểm tra tổng quát hệ thống hóa rắn và ghi kết quả kiểm tra vào Phiếu Kiểm tra hệ thống hóa rắn.
  14. - Quá trình đóng rắn bùn thải vô cơ và tro xỉ lò đốt bằng xi măng được thực hiện bằng cách trộn thẳng các chất phụ gia vào chất thải bằng máy trộn bê tông thông thường, sau đó cho nước vào để thực hiện quá trình hydrat hóa trong trường hợp chất thải không đủ nước phải bổ sung.
 

 

 Hỗ trợ trực tuyến

Email
moitruongviettien@gmail.com
Hotline Tư vấn
022226 280 666 - 02223 624 399